Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020

Từ khóa SEO là gì? Hướng dẫn tối ưu SEO website

Từ khóa SEO là gì? Hướng dẫn tối ưu SEO website

Là một newbie trong ngành SEO, chắc hẳn bạn không khỏi bối rối giữa muôn vàn thuật ngữ và kiến thức SEO, trong đó có lập kế hoạch từ khóa seo. Nhưng bạn không hề cô đơn. Tôi ở đây để giúp bạn.
Và nếu bạn đã có kiến thức nền sẵn từ trước, thì có lẽ bạn đã đến nhầm chỗ rồi. Bạn có thể tìm hiểu thêm cách nghiên cứu từ khóa hiệu quả mà chính Linemedia Việt Nam hiện đang áp dụng. Sẽ có ích cho bạn hơn đấy!
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ từ khóa seo là gì, cách nghiên cứu từ khóa seo và xây dựng nền tảng vững chắc về SEO và các kĩ năng liên quan khác.
Bắt đầu thôi nào! Đầu tiên đi vào các khái niệm nhé! Let’s go!!!



Tìm hiểu khái niệm từ khóa (keyword) là gì?
Khi một người tìm kiếm trên Google “giày bóng rổ nam”, Google cố gắng nhận biết chủ đề và ý định người dùng đang tìm kiếm. Từ đó, đưa ra danh sách trang web liên quan đến nội dung đó.
Nếu website của bạn sử dụng chính xác cụm từ người dùng tìm kiếm làm từ khóa, một phần của cụm từ (giày bóng rổ) hay cụm từ liên quan (như giày nam, Adidas, top giày bóng rổ) Google có thể sẽ hiển thị trang của bạn đầu tiên.


Organic search nói đến kết quả thuật toán Google chọn do thỏa mãn được nhu cầu của người đọc.
Và organic search chiếm đến 94.95% tất cả traffic tìm kiếm và 35.21% tổng traffic. Nghĩa là chỉ có 1.97% của toàn bộ traffic đến từ người mua trực tiếp nhấn vào quảng cáo trả phí. Dù những quảng cáo này thường chứa above-the-fold content hiển thị nội dung trước mắt người đọc .
Do vậy, xác định từ khóa mục tiêu không chỉ hiệu quả mà còn tiết kiệm chi phí.
Bạn chỉ đạt được ROI khi nhắm vào bộ từ khóa seo mục tiêu chính xác.
91.5% traffic tìm kiếm đến từ các trang top đầu kết quả tìm kiếm (SERP).
Trong đó, top 3 kết quả chiếm 61,5% click và top 1 chiếm 32.5%. Nếu bạn không lọt vào top 10 trên kết quả tìm kiếm, bạn sẽ có rất ít traffic.
Bạn có thừa nhận rằng bạn cũng chẳng bao giờ click vào trang 2 trở đi trên SERP.
SEO tốt giúp:
  • Tăng lượt người truy cập và thứ hạng trên SERP
  • Đem lại nhiều conversion (chuyển đổi), engagement (tiếp cận) tốt hơn
  • Nâng cao độ nhận biết thương hiệu
Trong khảo sát gần đây của các chuyên gia marketing cho thấy:
48% người tham gia xếp keyword research vào một trong những chiến lược SEO hiệu quả nhất, góp phần quyết định thứ hạng website. Nó chỉ đứng sau yếu tố “tạo content liên quan”
Nói cách khác, yếu tố quan trọng hơn tìm đúng từ khóa là …
Hãy viết trên website những gì mà mọi người muốn nhìn thấy.
Và khi nói tầm quan trọng của content là cung cấp giá trị thực đối với người đọc cũng không hề nói quá chút nào.

Tại sao SEO từ khóa lại quan trọng?

Chỉ một từ thôi: ROI.
Lập kế hoạch từ khóa quyết định ROI
Xác định từ khóa – chọn đúng cụm từ khóa và sử dụng đúng chuẩn SEO là một trong những cách đơn giản và hiệu quả đưa người dùng đến website của bạn.
SEO trong marketing thường hay gọi là “biến tấu” website để Google thích nó và xếp hạng cao hơn đối thủ. Đây là yếu tố thiết yếu dẫn đến thành công của một doanh nghiệp. Và đương nhiên, từ khóa sẽ đóng vai trò quan trọng trong SEO.
Người dùng có thể truy cập trang của bạn bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm:
  • Referral (link từ trang khác)
  • Social media
  • Traffic trực tiếp (nhập URL của bạn hoặc nhấn vào link bookmark, thậm chí search từ khóa kèm theo tên thương hiệu của bạn)
Tuy nhiên, đối với mua sắm trực tuyến, tìm kiếm tự nhiên (organic search) chiếm tỷ lệ traffic cao nhất (38.98%). Nó hơn cả traffic trực tiếp (35.88%), referral (19.34%) và social (3.91%)

Nên khai thác từ khóa SEO nào?

Tùy theo mục đích mà bạn muốn nhắm vào loại từ khóa nào. Một từ khóa không phải cứ điểm cao và liên quan đến sản phẩm của bạn thì sẽ hiệu quả.
Cách chọn từ khóa để SEO
Người dùng biết họ đang tìm kiếm gì và mong đợi SERP sẽ dẫn họ tới đó. Đừng cố ép những khách hàng không quan tâm đến sản phẩm hay content của bạn click vào trang của bạn. Điều này không tạo ra giao dịch mới mà còn gây hại đến SEO và danh tiếng của doanh nghiệp bạn.
Thay vào đó, hãy hiểu loại từ khóa và dùng chúng để cung cấp người dùng content mà họ mong muốn.
À mà bạn đã biết đến các loại từ khóa chưa nhỉ? Để tôi giới thiệu sơ lược lại cho bạn.

Các loại từ khóa cơ bản

Dựa vào ý nghĩa của keyword, thì có 3 dạng từ khóa cơ bản bạn cần chú ý đến:
  • Transactional keyword – Từ khóa giao dịch
  • Informational keyword – Từ khóa thông tin
  • Navigational keyword – Từ khóa điều hướng
các loại từ khóa trong seo

Từ khóa giao dịch (transactional keyword)

Từ khóa giao dịch (transactional keyword) là từ khóa người dùng gõ vào khi mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. Tất cả từ khóa trong ví dụ “quần áo” tôi đề cập ở trên là từ khóa dạng giao dịch. Chúng có thể là từ khóa chung chung (như từ khóa “đầm váy”) hoặc từ khóa phạm vi hẹp hơn (như từ khóa “đầm váy dự tiệc size lớn tại TP.HCM”)
Những truy vấn của người dùng theo chiều hướng transactional thì sẽ có khả năng chuyển đổi tốt hơn. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh của nó rất khốc liệt.
Do vậy, tìm ra được long-tail keyword tốt có độ cạnh tranh thấp mới quan trọng.
Những từ giúp bạn nhắm đến từ khóa hiệu quả hơn bao gồm:
  • Tính từ (tốt nhất, khuyến mãi, đỏ)
  • Tên thương hiệu (giày Nike)
  • Mô tả sản phẩm cụ thể (giày bóng rổ nam)
Đừng cố tranh hạng những sản phẩm hay thương hiệu mà bạn không bán. Điều này có hại hơn là có lợi.

Từ khóa thông tin (informational keyword)

Từ khóa thông tin (informational keyword) là từ khóa người dùng sử dụng khi muốn biết thông tin mới. Chúng thường chứa từ để hỏi như “là gì” “thế nào”.
Ví dụ: “lịch sử Việt Nam” là từ khóa thông tin.
Những từ khóa này giúp tăng uy tín và độ nhận biết thương hiệu thông qua chia sẻ kiến thức chuyên môn với mọi người.
Tuy nhiên, từ khóa thông tin cũng có thể tạo ra conversion (chuyển đổi). Bởi vì mọi người thường search thông tin theo chủ đề trước khi mua sản phẩm liên quan.
Chẳng hạn, một người nhập từ khóa “loại đàn ghita” thì có thể người đó muốn mua đàn sau khi tìm hiểu.
Với từ khóa thông tin, bạn phải tránh lối viết bài PR sản phẩm. Lúc này, người dùng chỉ mong muốn thấy những bài viết đáng tin và chỉnh chu.
Bạn nên thêm CTA và quảng cáo sản phẩm khi phù hợp. Nhưng bài viết cần mang lại thông tin giá trị chứ không phải bài viết PR.

Từ khóa điều hướng (navigational keyword)

Từ khóa điều hướng (navigational keyword) là từ khóa người dùng sử dụng để đi đến trang hoặc website cụ thể do họ không nhớ chính xác URL hoặc không muốn gõ tất cả ra.
Ví dụ như: “Trang chủ Microsoft” hay “Linemedia Việt Nam ”.
Tối ưu thứ hạng cho từ khóa điều hướng của trang bạn rất quan trọng. Nhưng nếu là từ khóa của người khác thì sẽ là sự lãng phí đấy.
Chẳng hạn người dùng tìm “Trang chủ Microsoft”. Họ sẽ không click vào Apple hay Debian Linux dù hai cái tên này cũng xuất hiện trên SERP.

Những yếu tố quan trọng của từ khóa SEO

Lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng

Cái tên Average monthly search – lượt tìm kiếm trung bình hàng tháng đã nói lên tất cả. Con số này càng cao thì mỗi tháng càng có nhiều người tìm kiếm từ khóa này. Và traffic tiềm năng mang về cho website của bạn cũng nhờ đó tăng lên, từ đó góp phần tăng thứ hạng website của bạn với từ khóa đó.
Tuy nhiên, con số này không phải là tất cả. “Từ khóa là gì” là long-tail keyword, nghĩa là nó dễ dàng đáp ứng tiêu chuẩn tìm kiếm của mọi người.
Ví dụ: Từ “từ khóa” có lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng cao hơn nhiều nhưng lại quá chung chung. Do vậy, bạn không thể làm từ khóa mục tiêu được.

Độ cạnh tranh từ khóa

Keyword competition chính xác là độ cạnh tranh từ khóa. Cạnh tranh ở đây muốn nói đến có bao nhiêu người quảng cáo “đấu thầu” cho một từ khóa (bỏ tiền để xuất hiện trong kết quả ad ngay đầu trang tìm kiếm).
Những từ khóa cạnh tranh trong tìm kiếm trả phí chắc chắn cạnh tranh so với tìm kiếm tự nhiên. Đơn giản bởi vì bạn không cần trả phí cho tìm kiếm tự nhiên. Do đó, bạn cũng khó tranh hạng hơn. Có 3 cách giúp bạn đo lường được độ khó này.

3 Cách đánh giá độ khó từ khóa

  • Sử dụng keyword planner của Google AdWords Keyword để tìm hiểu số lượng tìm kiếm từ khóa, số lượng tìm kiếm càng cao độ khó càng cao
  • Sử dụng chỉ số hiệu quả từ khóa – KEI (Keyword Efficiency Index)
    Theo đó KEI = (Số lượng tìm kiếm)^2 / Số trang cạnh tranh từ khóa đó
    KEI càng cao thì độ khó càng cao.

Suggested Bid và CPC

Suggested bid (giá thầu được gợi ý) là cost-per-click (CPC) trung bình – mức giá nhà quảng cáo thường trả cho mỗi lần có người nhấn vào một từ khóa cụ thể.
Thông thường thì những từ có CPC cao sẽ có giá trị hơn cho doanh nghiệp. Nên bạn có thể dùng số liệu này để cân nhắc chọn từ khóa phù hợp.
Lưu ý: Tôi chỉ khuyên bạn CÂN NHẮC vào các yếu tố này để lựa chọn. Đó không phải là yếu tố cốt lõi để quyết định chọn từ khóa.

Những yếu tố khác ảnh hưởng đến lựa chọn từ khóa

Có những từ khóa khi nhìn số liệu cho thấy đây là từ khóa khá tốt để lên top nhưng kết quả từ khóa đó lại không liên quan đến chủ đề hoặc khó tranh hạng hơn mình nghĩ.
Do vậy, để tìm từ khóa SEO, bạn có thể cân nhắc các yếu tố khác. Chẳng hạn như:
  • Khách hàng muốn gì?
  • Từ khóa mục tiêu của đối thủ là gì?
  • Chất lượng của trang 1 kết quả tìm kiếm như thế nào?
Nếu bạn thấy kết quả trên Google và nghĩ rằng mình có thể làm tốt hơn thì từ khóa đó sẽ dễ tranh hạng hơn.

Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa SEO

Quy trình nghiên cứu từ khóa tổng quan

Google có các thuật toán bí mật để xếp hạng các website. Chưa kể các thuật toán này liên tục được cập nhật theo chiều hướng phức tạp hơn.
Đối với bài viết nghiên cứu từ khóa chuyên sâu, tôi sẽ đi vào 3 phần quan trọng:
  • Hướng Dẫn Nghiên Cứu Từ Khóa Google & Phân Loại Triển Khai
  • 4 Cách nghiên cứu từ khóa cho website đã có sẵn
  • Lập kế hoạch triển khai Content
Bạn có thể đánh dấu trang lại để dành thời gian tìm hiểu. Ở đây tôi sẽ chỉ nói sơ lược một quy trình nghiên cứu từ khóa tổng quan trong 5 bước để bạn dễ hình dung.
  • Bước 1: Xác định từ khóa chính (parent keyword) – dựa vào chủ đề bài viết, bạn cần xác định từ khóa mà bạn sẽ triển khai xuyên suốt nội dung
  • Bước 2: Nghiên cứu các từ khóa con, đây là lúc bạn nên dùng công cụ hỗ trợ
  • Bước 3: Kiểm tra kết hợp các thuật ngữ chính và từ khóa đuôi dài trong mỗi nhóm, để có thể tăng sự đa dạng từ khóa, unique content mà vẫn đảm bảo tỷ lệ chuyển đổi cao
  • Bước 4: Xem cách các đối thủ cạnh tranh xếp hạng cho các từ khóa này => chọn lọc ra danh sách từ khóa nên cạnh tranh
  • Bước 5: Sử dụng Công cụ lập kế hoạch từ khóa Google AdWords để cắt giảm danh sách từ khóa của bạn.
Vậy là xong, bạn đã có danh sách từ khóa để triển khai chiến lược content. Nhưng khoan, bạn đang thắc mắc về công cụ hỗ trở tôi nói đến ở bước 2, đúng không nào? Tôi sẽ giải thích ngay đây.

Công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa

Ở thời điểm hiện tại, với sự da dạng tính năng từ các nhà cung cấp, dường như không marketer nào nghiên cứu từ khóa mà không dùng công cụ hỗ trợ,.
Hầu hết, các công cụ nghiên cứu từ khóa (SEMrush hay Ahrefs, …) đều có thể tìm kiếm từ khóa liên quan đến từ khóa chính bạn muốn. Nhờ đó, bạn có thể cải thiện tình trạng SEO của trang web bằng cách tìm thêm những từ khóa bổ sung vào bài blog hoặc các từ khóa mục tiêu trong tương lai.
Mỗi công cụ nghiên cứu từ khóa lại có các tính năng khác nhau nhưng đều có chung vài tính năng cơ bản. Sau đây là một số thông tin được cung cấp bởi Ahrefs khi tìm kiếm từ khóa “từ khóa là gì”.
Nghiên cứu keywords “Từ khóa là gì” trên công cụ Ahrefs
Tuy nhiên, số liệu này cũng chỉ là con số.
Mỗi công cụ có tính năng và cách riêng để xử lý dữ liệu. Do vậy, tốt nhất bạn nên kết hợp nhiều công cụ để có được hiệu quả cao nhất.
Sau khi có bộ từ khóa ưng ý, bạn sẽ cần áp dụng chúng vào chiến lược content sao cho thu về được kết quả tốt nhất có thể.

Sử dụng hiệu quả từ khóa SEO cho chiến lược content

Từ khóa không chỉ đơn thuần gắn vào bài viết của bạn là xong. Mà bạn còn phải giúp đề ra được chiến lược lập kế hoạch từ khóa SEO hợp lý.
  • Để xem thử làm cách nào bạn thu hút mọi người tìm đến website của bạn.
  • Và bạn có đang viết đúng loại content mà người dùng cần hay không.
Hãy cùng xem cách lập kế hoạch và sử dụng từ khóa SEO nhằm giúp cho chiến lược SEO nói chung và chiến lược content đều đạt hiệu quả.
Lập một bộ từ khóa seo như thế nào cho hợp lý

Lưu ý mật độ từ khóa

Mật độ từ khóa là tần suất một cụm từ khóa xuất hiện trong một trang so với phần trăm toàn bộ các từ trong trang đó. Đó cũng là một cách thông báo với Google chủ đề bài viết.
Nếu từ khóa chính chỉ xuất hiện một lần trong cả bài viết thì sẽ không hiệu quả. Vậy nếu lặp đi lặp lại y chang từ khóa sẽ giúp tăng thứ hạng bài viết? Không đơn giản vậy đâu.
Google và các công cụ tìm kiếm khác dựa trên mật độ từ khóa trước khi nhận diện kỹ ngôn ngữ. Nếu bạn dùng loạt từ khóa liên quan nhau, Google sẽ cho rằng bài viết của bạn viết về chủ đề thống nhất.
Tuy nhiên, tôi đang nói đến chèn các từ khóa liên quan, không phải lặp lại cùng một từ khóa quá nhiều lần sẽ tốt.
Đó là bạn đang nhồi nhét từ khóa.
Một ví dụ về mật độ từ khóa trong bài viết

Tránh hiện tượng Nhồi nhét từ khóa

Nhồi nhét từ khóa là kỹ thuật SEO black hat (mũ đen) mà nhiều người áp dụng để tăng hạng bằng cách nhồi nhét càng nhiều từ khóa liên quan càng tốt.
Nhồi nhét từ khóa vào bài viết
Chẳng hạn một công ty bán giày bóng rổ có bài viết tiêu đề “Giày bóng rổ giá rẻ tốt nhất” và nhồi nhét hàng đống từ khóa liên quan. Đây là một hình thức nhanh nhất khiến Google ngó lơ content của bạn đấy.
Trước đây, chất lượng bài viết đôi khi không phải vấn đề lớn. Content có thể chỉ là đoạn văn bản chứa danh sách các từ khóa. Lúc đó, Google không đủ thông minh để đánh giá chất lượng. Nên SEO mũ đen có thể leo lên thứ hạng cao chỉ với việc đăng content kém chất lượng và dùng vài chiêu trò.
Từng có thời Google và marketer phải chạy đua với nhau.
Khi Google nhận diện ngôn ngữ tốt hơn thì những người làm marketing không thể chỉ đăng danh sách hàng loạt từ khóa. Tuy nhiên, họ vẫn có thể qua mặt Google bằng cách sử dụng bài viết kém chất lượng với mật độ từ khóa nhất định.
May mắn là cách này không còn hiệu quả nữa và Google sẽ thẳng tay phạt những trang web spam nhồi nhét từ khóa.
Bạn vẫn nên chèn từ khóa hợp lý vào bài viết (trong tiêu đề cũng như các heading). Nhưng nhồi nhét từ khóa không còn hiệu quả, thậm chí rủi ro rất cao.
Theo tôi, quan trọng vẫn là chất lượng và readability (khả năng đọc hiểu) của bài viết.

Lưu ý chất lượng content

Ví dụ cụ thể: chẳng hạn thứ hạng website bạn xếp hạng 15 cho từ khóa “top giày bóng rổ nam”. Bạn quyết định thêm nhiều content phù hợp với intent người dùng hơn. Content phù hợp sẽ đẩy trang bạn lên cao trên SERP và thu về nhiều traffic hơn.
Mặt khác, nếu bạn đạt hạng cao cho một từ khóa nhưng nhận được ít lượt click thì …
Đó là dấu hiệu chứng tỏ content của bạn không mang lại giá trị.
Hoặc công ty bạn bán quần áo cho sinh viên. Bạn muốn ra mắt người dùng và nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu thời trang. Do vậy, bạn quyết định nhắm vào “xu hướng thời trang đại học” và các từ khóa khác liên quan đến “thời trang đại học“.
Nếu traffic không cải thiện, hoặc người dùng không ở lại trang của bạn sau khi nhấp vào bài viết nghĩa là bạn đang lãng phí công sức.
Nguyên nhân
  • Vấn đề có thể do quần áo của bạn chỉ là thời trang bình thường thay vì là thời trang cao cấp. Từ khóa có thể thiếu yếu tố này. Do thị trường của bạn không chỉ được nhận diện qua từ “đại học” mà còn có cụm từ “quần áo”. Người dùng có thể sử dụng những từ khóa theo các yếu tố:
    • Khu vực: quần áo ở Hà Nội, quần áo ở TP. HCM
    • Mùa: xu hướng thời trang màu hè
    • Giá cả: quần áo thời trang giá rẻ
    • Sở thích: quần áo dành cho bánh bèo
    • Chất liệu: áo voan
    • Thương hiệu: áo sơ mi Việt Tiến
  • Vấn đề cũng có thể nằm ở bản thân content. Bài viết không đủ hấp dẫn, tiêu đề giật tít hoặc không thu hút. Kiểm tra một từ khóa không thể cung cấp nhiều thông tin. Nhưng hãy quan sát cả bộ từ khóa seo – hàng chục, hàng trăm từ khóa ảnh hưởng số liệu trang của bạn.
    Ví dụ:
    • Trang nào dẫn người dùng đến?
    • Họ ở lại bao lâu?
    • Tỷ lệ phần trăm convert?
Điều này có thể giúp bạn xây dựng chiến thuật content tốt hơn để tăng lưu lượng truy cập và người dùng ở lại website lâu hơn.
L
hướng dẫn long-tail keyword

Tỉ lệ chuyển đổi từ khóa dựa theo số lượng chữ

Sơ đồ sau đây sẽ cho bạn thấy hiệu quả của long-tail keyword khi so sánh về Competitive – khả năng cạnh tranh và Conversion – tỷ lệ chuyển đổi của các Single Word Phrases (Từ khóa đơn), 2-3 Word Phrases (Từ khóa ngắn) và 4+ Word Phrases (Từ khóa dài).


Content càng thỏa mãn mối quan tâm cụ thể của khách hàng thì càng hiệu quả.
Ví dụ: Nếu bạn bán giày bóng rổ, bạn sẽ muốn thu hút khách hàng bằng blog giống như Nike và Reebok hơn là giày điền kinh hay giày mặc đầm.
Từ khóa cũng vậy – càng gần với sự quan tâm của khách hàng càng tốt.
Nếu bạn cũng giống công ty bán quần áo trong ví dụ trên, bạn nên coi lại những long-tail keyword hiện có. Nếu từ khóa “xu hướng thời trang đại học” không đủ hấp dẫn nhưng cụm từ “xu hướng thời trang” vẫn hiệu quả. Bạn có thể khai thác nhiều lựa chọn hơn. Chẳng hạn như: “xu hướng thời trang TP. HCM
Bài viết bạn đang đọc cũng là ví dụ tuyệt vời cho cách sử dụng long-tail keyword hiệu quả. Tôi viết bài này để chia sẻ kiến thức căn bản về SEO và keyword cho doanh nghiệp, thậm chí là những người muốn thuê đội ngũ content cho digital marketing.
Tôi cũng muốn thu hút cả người ngoài ngành marketing. Nên ở tiêu đề tôi đặt là “Từ khóa là gì”. Đây chính là long-tail keyword mà mọi người có thể gõ vào Google khi muốn tìm kiếm thông tin cơ bản. Mặt khác, long-tail keyword giúp làm rõ hơn ý định người dùng tìm kiếm.
Điều này có hai cái lợi sau:
  • Google sẽ xếp hạng trang web của tôi dựa trên lượt tìm kiếm của khách hàng mục tiêu.
  • Long-tail keyword trong tiêu đề “Từ khóa là gì” giúp người dùng nhìn thấy bài viết thỏa mãn truy vấn của họ.
Ở phần sau, tôi sẽ nói cụ thể hơn về làm thế nào để tối ưu hóa từ khóa trong tiêu đề.

Quy trình SEO từ khóa tổng quan

Bên cạnh các dịch vụ SEO tổng thể được áp dụng rộng rãi hiện nay, dịch vụ SEO từ khóa cũng từng rất thịnh hành. Thế nhưng với những bất cập do nhồi nhét từ khóa và nhiều điểm chưa hoàn thiện khác, SEO từ khóa đã không còn được ưa chuộng như trước nữa.
Dù vậy, tôi vẫn sẽ giới thiệu đến bạn quy trình SEO từ khóa tổng quan để bạn có thêm thông tin. Quy trình này gồm 5 bước cơ bản:
  • Bước 1: Phân tích, đánh giá website: lĩnh vực, chủ đề, thế mạnh,…
  • Bước 2: Nghiên cứu từ khóa: lựa chọn từ khóa chính và các bộ từ khóa liên quan
  • Bước 3: Xây chiến lược content với bộ từ khóa đã chọn
  • Bước 4: Thực hiện SEO – tối ưu onpage, offpage website cùng bộ từ khóa
  • Bước 5: Theo dõi, kiểm tra và đánh giá để có thể cải thiện chiến lược liên tục
Dịch vụ SEO từ khóa không còn phổ biến, nhưng việc chọn lọc bộ từ khóa chất lượng vẫn là ưu tiên hàng đầu của SEO-er. Nói cơ bản, có thể kể ra những cách sau để tăng thứ hạng website bền vững nhờ tối ưu từ khóa.

Cách tối ưu từ khóa để tăng vị thứ website

Công cụ tìm kiếm không chỉ xem xét chữ trong bài viết mà còn là code. Khi bạn tìm kiếm một truy vấn, Google sẽ hiển thị tiêu đề, URL và mô tả sơ lược cho từng trang thông qua meta description.
Trong nhiều trường hợp, Google còn đưa ra cả hình ảnh, video và featured snippet.
Tag thông báo đến Google (Bing/Yahoo) thông tin sẽ cung cấp đến người dùng trong bài viết. Và mỗi loại tag lại phù hợp với mỗi loại từ khóa riêng.

Title tag

Title tag là dòng chữ in đậm hiển thị trong kết quả tìm kiếm Google. Chúng cũng là tiêu đề hiển thị trên top trình duyệt của người dùng.
Title Tag của bài viết là gì
Title tag nên ngắn gọn bởi Google sẽ cắt bớt những tiêu đề nhiều hơn 50-70 kí tự. Tốt nhất là không vượt quá 55-60 kí tự.
Title tag nên chứa từ khóa chính nhưng đôi lúc không thể làm vậy được vì sẽ vượt quá số lượng kí tự cho phép.
Đây là lí do phần lớn marketer cố gắng đưa từ khóa vào đầu tiêu đề. Nên dù có bị cắt thì người đọc vẫn hiểu chủ đề bài viết là gì. Khác với cái tên “title tag”, nó không hẳn là tiêu đề xuất hiện ngay đầu blog – cái này gọi là header tag.

Header (<h>) tag

Header tag được dùng để đánh dấu đoạn đầu của bài viết hay đoạn đầu của một phần. Tiêu đề đầu bài blog là header tag <h1>. Nhưng cũng có thêm <h2>, <h3> trong trường hợp bạn muốn chia trang thành từng phần nhỏ.
Mỗi trang nên có chính xác 1 tag <h1> chứa từ khóa chính.
Nhiều trang dùng tiêu đề giống với title tag và header. Có nhiều tranh cãi xoay quanh 3 cái này có nên viết như nhau hay không.
Nhìn chung, miễn là cả title và header có từ khóa, miêu tả content chính xác và hấp dẫn với người đọc thì có phải nó cũng sẽ hiệu quả dù giống hay không.

Meta description

Meta description xuất hiện dưới title tag trên kết quả tìm kiếm của Google.
Phần này dài 1-2 dòng giúp giới thiệu nội dung cơ bản của bài viết. Meta description nên ngắn (thường dưới 155 kí tự) và viết thú vị nhất có thể. Người dùng sẽ lướt nhanh qua tiêu đề và phần mô tả nên bạn có thể chèn từ khóa để thu hút người đọc. Tuy nhiên, đừng lạm dụng nó.
Bạn không cần thiết phải chèn từ khóa cho toàn bộ bài viết của mình. Tôi đã chia sẻ chi tiết phần tối ưu meta description ở những bài viết trước. Bạn có thể xem lại để nắm rõ vấn đề này.

Tối ưu hóa URL với từ khóa SEO

Từ khóa URL là từ khóa chứa trong URL dẫn đến trang blog hoặc website của bạn. Cách sắp xếp các trang trên website có thể ảnh hưởng phức tạp đến SEO và không phải lúc nào từ khóa cũng là yếu tố quan trọng nhất.
Chẳng hạn nếu bạn có thương hiệu, bạn nên sử dụng tên thương hiệu trong domain thay vì từ khóa miêu tả sản phẩm (ví dụ trang của Nike là www.nike.com, chứ không phải www.athletic-footwear.com)
Thêm vào đó tên domain được tối ưu quá kỹ cũng trở nên đáng ngờ đối với người dùng. Chẳng hạn khi tìm từ khóa “Mẹo xử lý vết thương”, kết quả hiển thị đầu tiên là:
Minh họa tối ưu hóa URL webiste
Đây là featured snippet – Google nhận định thông tin trên trang này thỏa mãn truy vấn của tôi và hiển thị trang này trên vị trí nổi bật.
Nhưng thậm chí nếu Google không làm nổi bật kết quả này, tôi vẫn có thể nhấp vào vì tiêu đề và domain – www.suckhoedoisong.vn – đều phù hợp. Nếu trang này là www.meo-xu-ly-vet-thuong.vn thì không khác gì trang spam cả.
Đường dẫn – một phần của URL nằm trước phần html – là nơi thích hợp để tối ưu từ khóa. Trong ví dụ trên, bạn có thể thấy được đường dẫn của nó “meo-xu-ly-vet-thuong-tai-nha-n88771“. URL vẫn chứa từ khóa của bài viết “meo-xu-ly-vet-thuong” nên vẫn chuẩn SEO.
Ví dụ này, cũng cho thấy bạn không cần phải tối ưu hóa mọi từ khóa. Google hiểu “meo-xu-ly-vet-thuong-tai-nha” sẽ mang đến nhiều thông tin có ích mặc dù bài viết không được tối ưu hóa chính xác theo từ khóa tìm kiếm của tôi.
Link trên website là đường dẫn đưa người dùng đến một trang/video/website/hình ảnh khác khi bạn click vào.
Internal link – là link dẫn về trang khác trên chính website của bạn. Nó có thể cải thiện SEO và giúp người dùng điều hướng trang, từ đó mua sản phẩm.
External link cũng có tác dụng tương tự trong một số trường hợp. Nhưng thông thường là có lợi cho trang được dẫn đến. Đó cũng là lý do tại sao backlink rất quan trọng trong content marketing.

Anchor text là gì?

Anchor text là một phần của hyperlink chứa từ khóa mà bạn click vào.
Thường thì tốt nhất là liên kết sử dụng anchor text thay vì hình ảnh. Do text link thúc đẩy SEO và dễ hiểu.
Link có thể dùng từ khóa chính xác hoặc không cần. Từ khóa khớp một phần hoặc từ khóa liên quan cũng có thể tăng SEO và giúp người dùng tìm kiếm trang của bạn.

Vẫn còn một số yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến SEO

Từ khóa rất quan trọng nhưng không phải là tất cả.
Content tốt vẫn là một trong các ưu tiên hàng đầu và những yếu tố khác quyết định thành công của trang web bao gồm:
  • Backlink
  • Thiết kế website
  • Trải nghiệm người dùng
  • Hình ảnh và media
  • Kỹ thuật SEO (cách xây dựng website)
Bên cạnh đó, mục tiêu cũng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược SEO. Tối ưu hóa conversion (như bán sản phẩm hay khiến khách hàng đăng ký tham gia hội thảo video trực tuyến) khác với tối ưu hóa lượt click.
Tương tự, công ty sở hữu trang web cũ, có uy tín và thứ hạng tốt sẽ cần chiến lược content khác với doanh nghiệp online chưa có danh tiếng gì.
Nhìn chung, digital marketing là quá trình tương tác với người dùng. Và từ khóa chỉ là một trong nhiều công cụ giúp bạn tìm kiếm và thu hút khách hàng cho doanh nghiệp bạn.
Hy vọng kiến thức tôi chia sẻ sẽ giúp bạn biết được Từ khóa SEO là gì và cách tối ưu từ khóa seo cho website của bạn. Comment bên dưới bài viết chia sẻ suy nghĩ của mình nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét